1. Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 6.025km2. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam Giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp biển đông.
Tính về khoảng cách địa lý Bình Định cách thủ đô Hà Nội 1.065km, cách TP Hồ Chí Minh 686km, cách Đà Nẵng 300km, cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y tỉnh Kom Tum qua Lào 300km. Bình Đinh là 1 trong 5 tỉnh nằ trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tỉnh Bình Định có 1 thành phố cảng là Quy Nhơn, tỉnh là nơi hội tụ đầy đủ cả 4 loại hình đường giao thông: đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Đây là điểm thuận lợi giúp Bình Định phát triển mạnh về ngành du lịch biển và nghỉ dưỡng.
2. Đặc điểm địa hình
3. Khí hậu
Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình: 27,4OC (cao nhất: 39,1OC, thấp nhất: 15,5OC).
- Độ ẩm trung bình: 80%.
- Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2.223 giờ (cao nhất: 2.333 giờ, thấp nhất: 2.133 giờ).
- Lượng mưa trung bình năm: 1.935 mm (cao nhất: 2.467,4 mm, thấp nhất: 1.339,7 mm). Thủy triều: 154cm (cao nhất: 260cm, thấp nhất: 44cm).
Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại, mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm trung bình là 80%.
4. Dân cư
Dân số tỉnh Bình Định (năm 2014) là 1.514,5 nghìn người; mật độ dân số 250 người/km2, được chia thành 09 huyện, 01 thị xã và Tp. Quy Nhơn. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định, được công nhận (theo Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định tuy chỉ chiếm 2% dân số toàn tỉnh, nhưng cư trú trải dài khắp địa bàn tỉnh. Người Chăm ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có những lễ hội cầu mưa, ăn heo ký, cúng thần làng, mừng về nhà mới… Điểm chung của các lễ hội này luôn tạo sự gần gũi, đoàn kết trong cộng đồng, riêng lễ mừng về nhà mới được người Chăm đặc biệt coi trọng. Trong ngày lễ mừng về nhà mới, mọi người tham dự đều mặc trang phục thổ cẩm truyền thống dan tộc. Khi tiếng cồng chiêng vang lên, cũng là lúc thầy cúng và già làng, đại diện cho gia chủ dâng lễ vật lên thần linh, cầu xin phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc hanh thông, mọi người khỏe mạnh….
5. Tiềm năng du lịch của Bình Định
Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hoà, hấp dẫn như bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Đảo Yến, Quy Hoà, Bãi Dài, Vĩnh Hội, Tân Thanh,..là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú để phát triển du lịch.Bình Định có một quần thể di tích với những tên gọi đã trở nên quen thuộc như tháp Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Tiên, Tháp Đôi,.
Về vị trí địa lý, có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các vùng du lịch của cả miền như Nha Trang, Plâyku, Hội An, Đà Nẵng, Huế,..đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 – ngã ba Đông Dương , đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Chính vì vậy, trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Bình Định được xác định là có một vị trí quan trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ, là một mắt xích quan trọng hệ thống các tuyến điểm du lịch quốc gia.